Đại Đoàn Kết – Tinh hoa của con người Phố Núi
TOUR GHÉP TÂY NGUYÊN
ĐẠI ĐOÀN KẾT – TINH HOA CỦA CON NGƯỜI PHỐ NÚI
Gia Lai là một tỉnh thành Tây Nguyên nổi tiếng với Biển Hồ T’ Nưng, đồi chè xanh ngát hay học viện bóng đá HAGL JMC, thủy điện Yaly hùng vĩ trên dòng Sesan… cùng với những con đường thông lãng mạn nên thơ thì khi đến với Gia Lai ta không thể không nhắc đến Quảng Trường Đại Đoàn Kết nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của con người phố núi.
Sở dĩ tại sao lại gọi là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa bởi Quảng Trường Đại Đoàn Kết nằm ngay giữa trung tâm của thành phố Pleiku, cùng vớ quần thể văn hóa – lịch sử gồm bảo tàng Hồ Chí Minh Gia Lai – Kon Tum – Tây Nguyên, tượng đài anh hùng Núp, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng cổ vật với tổng diện tích là 12,5ha trong đó diện tích của Quảng Trường là 8ha.
Quảng Trường được xây dựng trong vòng 2 năm 10/2010 tới 10/2012 và được khánh thành đúng dịp kỉ niệm 67 năm này thành lập đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Quảng Trường có diện tích 23.823 , với 205 ô cỏ lá gừng các đường ngang dọc được lát bằng đá bazan rộng 1,5m. Diện tích sân lễ đài là 6000 m2. Ngay trung tâm là cột cờ cao 25m và lá cờ có diện tích 40m2 với thiết kế trục quay 360 độ giúp cho lá cờ luôn tung bay trong gió mà không bị cuốn vào thân cột,.
Đến với Quảng Trường Đại Đoàn Kết chúng ta sẽ được thưởng thức những nét văn hóa riêng biệt bởi các hạng mục kiến trúc văn hóa của Quảng Trường.
Tượng đài Bác Hồ nằm ở trung tâm của Quảng Trường được gọi là “ Tượng đài Bác Hồ vớ các dân tộc Tây Nguyên”. Tượng Bác cao 10,8 m đặt trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5m (tổng chiều cao là 15,3m). Tượng được làm bằng đồng đỏ dày 5mm, nặng 16 tấn, theo công nghệ gò ép thủy lực hiện đại mới nhất, khung xương được làm bằng thép không gỉ. Tượng Bác Hồ được xem như chính là “trái tim của con người phố núi”. Tượng được tổ chúc kỷ lục Việt Nam công nhận là ” Bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
Tiếp đến là bức Phù điêu các dân tộc Tây Nguyên được làm bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa, rộng 600m2, dài 58m, cao 11m, nặng hơn 1.000 tấn. Ta có thấy được bức phù điêu chạy theo hình vòng cung chạm khắc rất tinh xảo ở đây bức phù điêu thể hiện lại các hoạt động văn hóa, sản xuất và chiến đấy bất khuất kiên cường của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Tháp đá Đại Đoàn kết được xây dựng từ 54 trụ đá Bazan thể hiện cho sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam sự chung tay góp sức vững chắc bảo vệ nước nhà của 54 dân tộc anh em.
Hai dàn cồng chiêng Tây Nguyên là những nhạc cụ đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên và ” Cồng chiên Tây Nguyên cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới” gồm có 2 trống lớn có vai trò là chỉ huy, 10 cái cồng và 12 cái chiêng . Cồng lướn nhất có khối lượng lên đến 700kg và chiêng nhỏ nhất nặng khaorng 150kg.
Mô tả hình ảnh của ngọn núi Hàm rồng một ngon núi cao nhất cao nguyên Pleiku đã được xây dựng với độ dài 100m và cao 15,7m mô hình Núi Hàm Rồng được đặt sau bức Phù điêu phủ rợp các loại cây xanh của bản địa cũng như các loại cây quý hiếm.
Nhà thờ Bác Hồ được thiết kế lại từ phòng làm việc của Ban quản lí Quảng Trường để cho người dân khi dâng bông dâng hoa thắp hương đưa lên Bác thể hiện lòng thành kính của mình đối với vị cha già của dân tộc Việt Nam.
Hồ sen là nơi trồng những loài sen được lấy từ quê Bác và sen bách tán tại Hồ Tây (Hà nội) vớ diện tích khoảng 300m2 đây cũng là nơi lý tưởng để khách tham quan thưởng thức hương vị trong lành không khí mát mẻ của phố núi cao nguyên. Các nhà bát giác được thiết kế bằng gỗ và đá những vật liệu đặc trưng của Gia Lai, đây là chỗ nghỉ chân cho du khách sau chuyến dạo chơi.
Đến với Quảng trường Đại Đoàn kết chúng ta không chỉ được thưởng thức cái không khí trong lành mát mẻ của phố núi cao nguyên mà còn được thưởng thức chiêm ngưỡng những không gian văn hóa, sự kết tinh của tinh hoa hội tụ tại nơi đây. Không ồn ào tấp nập, không nóng bức phô trương, một không gian yên bình thoáng đãng và bình dị không nời nào bằng của phố núi Pleiku.