Lễ hội Cầu Ngư Quy Nhơn
Lễ hội Cầu Ngư Quy Nhơn liên quan đến việc thờ cúng cá Voi (hay còn gọi Lễ Hội Cá Voi), với nhiều truyền thuyết vẫn còn được ghi dấu trong dân gian. Được xem là lễ hội lớn nhất của ngư vùng biển Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội cầu ngư được tổ chức theo tín ngưỡng dân gian, nhằm tỏ lòng biết ơn các vị thần Nam Hải, và cầu chúc cho dân làng mọi điều tốt lành, cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu cho việc đánh bắt thủy hải sản mùa màng bội thu
Lễ hội Cầu ngư là một lễ hội dân gian, thường được ngư dân miền biển tổ chức hàng năm sau khi ăn Tết âm lịch xong, lễ hội liên quan đến cuộc sống của ngư dân từ vùng biển Quảng Bình trở vào vùng biển phía Nam. Tại Quy Nhơn, lễ hội cầu ngư thường được tổ chức tại hầu hết các vùng ven biển như: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Nhơn Hải.
Lễ hội Cầu ngư chính thức diễn ra trong 04 ngày, bắt đầu từ ngày 11 đến 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, biển Nhơn Hải là nơi tổ chức lễ Cầu Ngư lớn nhất của Quy Nhơn, và Lăng Nam Hải chính là nơi bày biện, tổ chức, trang hoàng và chuẩn bị chu đáo cho lễ Cầu Ngư.
Theo truyền thông đã lâu đời để lại, lễ hội Cầu Ngư Quy Nhơn bao gồm 2 phần lễ chính là lễ và hội.
- Phần lễ long trọng được tiến hành bởi các nghi thức dân gian, dâng lễ Thần Nam Hải nhập điện(cũng và mời Thần Cá về), dâng lễ Thần Nam Hải (múa gươm phụng hầu), cúng tế, cầu phúc, bình an đến với ngư dân. Cùng với hát múa bạ trạo: Một điệu hò thiên về biểu diễn, với các dụng cụ là mái chèo mà ngư dân chuyên dùng.
- Phần hội được diễn ra sôi nổi với các hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt vịt, đập niêu, nhảy bao bố. Ngoài ra, trong thời gian diễn ra lễ hội, ban tổ chức còn mời các đoàn hát tuồng, hát bội của địa phương khác đến hát, biểu diển và phục vụ cho ngư dân.
Không thể thiếu xót khi không nhắc đến mà trình diễn chính của Lễ hội Cầu ngư Nhơn Hải, đó là đội múa kiếm và đội Ba Trại do chính ngư dân tại địa phương biểu diễn. Lễ hội đã tạo nên không khí sôi động, tạo thêm niềm tin và sức mạnh, lòng can đảm của ngư dân khi đánh bắt trên biển.
Có thể nói, lễ hội Cầu Ngư giúp xoa dịu và điều hòa đời sống tâm lý, tinh thần của cộng đồng ngư dân, với công việc bận bịu đi biển quanh năm, bao khó khăn và nhiều gian truân vất vả. Lễ hội cũng là dịp để ngư dân thư giãn, lấy lại sự cân bằng trong đời sống tinh thần sau một năm làm việc vất vả.
Lễ hội Cầu ngư Bình Định, nét đep truyền thống người xưa để lại, là đời sống tâm linh của mỗi người dân đi biển tại Làng chài Nhơn Hải, Quy Nhơn