Quảng Trường Nguyễn Tất Thành Tại Quy Nhơn
Quảng trường Nguyễn Tất Thành tại Quy Nhơn là một trong những điểm tham quan lịch sử văn hóa, tạo dấu ấn cho du lịch Bình Định đi lên. Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành đặt tại quảng trường Trung tâm tỉnh, thêm một điểm đến đầy ý nghĩa để du khách cảm nhận vẻ đẹp, con người Quy Nhơn – Bình Định.
“Trời Bình Khê xanh trong bát ngát
Lưu luyến một chiều Bác đến thăm Cha”
1. Quảng trường Nguyễn Tất Thành tại Quy Nhơn
Tượng đài đặt tại quảng trường chính của trung tâm thành phố Quy Nhơn là mốc son nhắc lại cho chúng ta một cuộc chia ly của vị cha già dân tộc với thân sinh của mình. Sau 40 năm ra đi tìm đường cứu nước và trở về quê vào năm 1940 (lúc đó đã 30 năm xa cách) và thân sinh của Bác đã qua đời, không còn cơ hội ngắm nhìn bác và tận mắt nhìn thấy thành quả mà chính con trai mình mang về cho đất nước.
2. Bình Khê
Một nơi lưu dấu nhiều kỷ niệm giửa Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Bình Khê là nơi được Triều đình Nhà Nguyễn bổ nhiệm chức quan Tri huyện và người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã từng theo cha đến ở đây.
Sau khi Bác Hồ vào Quy Nhơn thì cụ phó bảng đã gởi Bác Hồ ở lại nhà người bạn thân là cụ Phạm Ngọc Thọ (thân sinh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch), lúc ấy đang là giáo viên của Trường Pháp – Việt Quy Nhơn, tại TP Quy Nhơn để trau dồi tiếng Pháp. và học hỏi văn hóa phương tây.
” Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong bác nỗi mong cha”
3. Phút chia tay lịch sử
Tháng 03 năm 1910 Bác Hồ đến dịch xá nơi các vị quan lưu trú và làm việc để chia tay cha và anh trai từ Quy Nhơn về Huế nhận công tác mới. Cùng thời gian này Bác Hồ cũng di chuyển vào Phan Thiết và đi dạy tại trường Dục Thanh. Sau đó năm 1911 Bác vào Sài Gòn và lên tàu ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng.
Tượng đài Nguyền Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành được xây dựng nhằm ghi lại dấu ấn của chàng thanh niên trai trẻ với mong ước mang về bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. khát khao đi tìm một chân lý, một hoài bão tìm đường cứ nước.
Tượng đài không chỉ có ý nghĩ về mặt nhân văn mà còn nhắc nhở thế hệ thanh niên tiếp nối truyền thống cha ông để lại, xây dựng và gìn giữ quê hương, chăm lo đời sống và kính hiếu thảo cùng cha mẹ để cuộc sống trở nên tốt đời đẹp đạo.
4. Thông tinn chi tiết về tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành
- Chất liệu chính được làm từ đồng
- Chiều cao 15,5 Mét
- Đăt trong khuôn viên rộng 3,00 M2
- Nhà điêu khắc: Vũ Đại Bình
5. Ý nghĩa tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành
- Tượng bố cục Cụ Nguyễn Sinh Sắc đứng về phía Bắc
- Nguyễn Tất Thành đứng về phía Nam
- Tầm nhìn Cha con cụ phó bảng đều hướng ra biển
- Tay trái cụ Phó bảng để sau lưng con trai như ân cần dặn dò con trai
- Cụ phó bảng mặc áo dài, khăn đóng, đi guốc và vàn trán nhiều nếp nhăn
- Nguyễn Tất Thành sơ mi tay dài, áo bỏ vào quần, dáng vẻ tự tin, kiện định, thể hiện sự răn rỏi, thông minh và cương nghị.
Chương trình Lễ kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2017) và Khánh thành công trình Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành được tổ chức nhằm thể hiện sự tưởng nhớ và tri ân của Ðảng bộ, quân và dân Bình Ðịnh – Quy Nhơn đối với công ơn to lớn của Bác Hồ và bậc sinh thành; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, hun đúc lòng yêu nước
Công trình có ý nghĩa lịch sử và văn hóa mang tầm thời đại của quê hương Quy Nhơn – nơi Nguyễn Tất Thành trong hành trình đi tìm đường cứu nước đã gặp cha; đồng thời, góp phần tăng cường quảng bá đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Quy Nhơn.