Tháp Nhạn – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Chăm Pa Ở Phú Yên

Di tích của người Chăm Pa sót lại tại Việt Nam không còn nhiều. Có lẽ đó chính là lý do mà Tháp Nhạn thu hút được sự chú ý và quan tâm của một lượng lớn khách du lịch. Nếu là người yêu thích lối kiến trúc cổ của người Chăm Pa thì Tháp Nhạn chắc chắn là địa điểm du lịch Phú Yên mà bạn không nên bỏ lỡ. Để hiểu hơn về điểm đến độc đáo này mời bạn theo chân chúng tôi cùng khám phá nhé.

1. Đôi nét về Tháp Nhạn

Tháp Nhạn là di tích của người Chăm Pa hiếm hoi còn sót lại tại Phú Yên

Để chuẩn bị cho hành trình khám phá Tháp Nhạn bạn không nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích sau:

1.1 Tháp Nhạn Phú yên ở đâu?

Bên cạnh cái tên mà du khách thường gọi, Tháp Nhạn còn có nhiều tên khác như: núi Bảo Tháp, núi Tháp Khỉ, núi Tháp Dinh, núi Nhạn Tháp. Với vị trí nằm bên bờ Sông Ba hay còn gọi là Sông Đà Rằng thuộc Phường 1, thành phố Tuy Hòa. Du khách sẽ mất khoảng 20 phút đi bộ hoặc 10 phút khi đi xe máy để di chuyển từ thành phố Tuy Hòa tới đây.

1.2 Tại sao lại gọi là Tháp Nhạn?

Người ta kể lại rằng do trước kia có rất nhiều chim Nhạn bay tới đây sinh sống và làm tổ nên người ta gọi luôn nơi này là Tháp Nhạn

1.3 Nên đến Tháp Nhạn vào thời gian nào?

Du khách có thể đến Tháp Nhạn vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất sẽ là mùa hè, độ tháng  5 đến tháng 9 hàng năm. Thời điểm này tiết trời đẹp, nắng ráo, tạo điều kiện cho du khách có thật nhiều trải nghiệm thú vị.

2. Lịch sử của Tháp Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn sở hữu đường nét kiến trúc độc đáo, hiếm có

Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12 và là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa. 

Tương truyền Tháp Nhạn là kết quả của cuộc giao tranh giữa quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) và quân Chăm (Chiêm Thành).

Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hòa ngày nay. Quân của ông Phù Già chiếm đóng ở núi Nựu, quân Chăm ở Tháp Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến giữa hai bên rất ác liệt, bất phân thắng bại. Vì thế để tránh thiệt hại về người và của cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên

Hai địa điểm được hai bên lựa chọn là: quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa (một phần nhô ra của núi Nựu), quân Chăm trên Tháp Nhạn. Kết quả là quân Chăm đã thua nên phải rút quân qua khỏi bên kia Đèo Cả.

Đến thời kỳ chiến tranh (1945 – 1954), Tháp Nhạn phải chịu những ảnh hưởng từ sự tàn phá của thực dân Pháp. Đến năm 1960, Tháp đã được tu sửa và khôi phục trong và ngoài. Năm 1988, Tháp Nhạn được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia.

3. Kiến trúc và điểm hấp dẫn du khách của Tháp Nhạn

Khung cảnh xung quanh tháp nên khiến nhiều du khách mê đắm

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với kiến trúc 3 phần gồm: 

  • Phần đế tháp
  • Phần thân tháp
  • Phần mái tháp

Phần đế của Tháp Nhạn được xây dựng lớn hơn so với phần thân tháp. Cả hai đều có hình vuông với ý nghĩa tượng trưng cho đất. 

Phần thân tháp có kết cấu to ở phần chân, nhỏ dần về phía đỉnh. Phía trên đỉnh tháp có tượng thần Linga được tạc bằng đá (biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi). 

Tường tháp được xây theo chiều thẳng đứng, bổ trụ tại 4 góc kết hợp tạo gờ lồi lõm tại vị trí 2 mặt bên và mặt sau của tường. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu đặt bên ngoài góc tháp. 

Trong lòng tháp không có bệ thờ cũng không có tượng chỉ có một am nhỏ phía trước thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi (xây dựng thời Hậu Lê).

Toàn bộ Tháp Nhạn được xây bằng gạch nung và kết dính với nhau bằng một loại keo của người Chăm Pa xưa. Cho đến nay đây vẫn còn là một bí ẩn thôi thúc sự tò mò của nhiều nhà nghiên cứu. 

4. Những hoạt động thú vị ở Tháp Nhạn

Bên cạnh chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo đến với Tháp Nhạn du khách còn có cơ hội tham gia hội Đêm Thơ Nguyên Tiêu. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên ở Tháp Nhạn vào rằm tháng giêng từ năm 1991 đến nay. Hằng năm các thi sĩ, nhà thơ bất kể tầng lớp, nghề nghiệp, quê quán từ các nơi đổ về đây vào ngày rằm cùng chung vui, chia sẻ các đứa con tinh thần của mình.

Bên cạnh Hội đêm thơ Nguyên tiêu tại Tháp Nhạn còn có Lễ hội vía Bà – Tạ ơn Mẹ Xứ sở được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ hội có ý nghĩa tri ân vị thần có công dạy người dân nghề dệt, nghề nông, che chở, bảo vệ người thân khỏi thiên tai, dịch bệnh. Lễ hội được sự hưởng ứng đông đảo của rất nhiều người dân từ gần đến xa, người Chăm và người Kinh cùng dâng hương để tưởng nhớ công ơn của các vị thần.

Tháp Nhạn Phú Yên thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan hàng năm

Nếu có dịp đến với thành phố Tuy Hoà, bạn hãy dành ít thời gian dừng chân tại Tháp Nhạn để khám phá lối kiến trúc độc đáo của người Chăm Pa, cảm nhận giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng mà nơi đây đem lại. Đây thực sự là một trong những địa điểm du lịch độc đáo tại Tuy Hoà giúp cho lịch trình khám phá tour Phú Yên của bạn trở nên đa sắc, thú vị hơn.

điểm tham quan phú yêndu lịch phú yênphú yênTháp Nhạn Phú Yên

Tour Du Lịch Quy Nhơn 1 Ngày

Tour Quy Nhơn – Tháp Đôi – Bảo Tàng Quang Trung – KDL Sinh Thái Hầm Hô

Tour Quy Nhơn – Tháp Đôi – Bảo Tàng Quang Trung – KDL Sinh Thái Hầm Hô

Bình Định từ lâu đã được gọi là vùng “đất võ trời...

Từ: 850,000VNĐ/ khách

Tour Quy Nhơn – Cù Lao Xanh ” Hòn Ngọc Biển Đông” 1 Ngày Ghép Khách

Tour Quy Nhơn – Cù Lao Xanh ” Hòn Ngọc Biển Đông” 1 Ngày Ghép Khách

Đảo ngọc Cù Lao Xanh là cái tên dự kiến sẽ làm “điên đảo”...

Từ: 790,000VNĐ/ khách

Tour Quy Nhơn – Kỳ Co – Eo Gió – Chùa Linh Phong – KDN Trung Lương 1 Ngày Ghép Khách

Tour Quy Nhơn – Kỳ Co – Eo Gió – Chùa Linh Phong – KDN Trung Lương 1 Ngày Ghép Khách

Quy Nhơn là một trong những thành phố ven biển đẹp nhất Việt...

Từ: 860,000VNĐ/ khách

Tour Quy Nhơn – Trung Tâm Khám Phá Khoa Học Quy Nhơn Explora Sciense

Tour Quy Nhơn – Trung Tâm Khám Phá Khoa Học Quy Nhơn Explora Sciense

Tổ hợp Không gian khoa học ExploraScience Quy Nhơn là trung tâm...

Từ: 690,000VNĐ/ khách

© 2016 Du Lich Quy Nhon - Quy  Nhon · Posts by Du Lich Quy Nhon, Du Lich Quy Nhon on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip