Lễ hội Chợ Gò Tuy Phước – Quy Nhơn
Không quy mô và hoành tráng như lễ hội Đống Đa Tây Sơn, không cầu kỳ với nhiều hoạt động như lễ hội Cầu Ngư . Lễ hội Chợ Gò Tuy Phước – Quy Nhơn diễn ra chỉ duy nhất 1 ngày và duy nhất 1 phiên chợ vào ngày mồng 1 tết âm lịch hàng năm. Với hàng ngàn du khách từ nhiều địa phương hiếu kì, và nhiều người dân các vùng lân cận đã cùng nhau tụ hội
Dưới thời Tây Sơn, theo truyền thuyết kể rằng: Trường Úc xưa là nơi đóng quân của nhà nhà Tây Sơn bảo vệ Cảng Thị Nại và Thành Hoàng Đế. Mỗi độ tết đến xuân về, để làm cho quân lính ngoai ngoa nỗi nhớ gia đình. Vua Quang Trung ra lệnh tổ chức lễ hội Lễ hội Chợ Gò mùa xuân tại Trường Úc để ba quân vui xuân và hạn chế sự nhớ nhung của họ, và quy định thời gian chơi lễ vào ngày mồng 1 tết âm lịch của lễ hội mùa xuân.
Trời mặt trời vừa buông xuống, cũng là lúc kết thúc hội chợ và cũng đến lúc sự náo nhiệt hạ dần, người dân dịa phương phải tuân thủ ra về, để lính canh ở lại canh phòng vào ban đêm.
Đến hẹn lại lên, hàng năm các gia đình quân nhân lại tập trung đến nơi đây mục đích để thăm chồng con, và bên nhau đón 1 cái tết sum vầy.
Để thuận tiện hơn cho việc cung cấp nhu yếu phẩm, người dân địa phương mang các sản vật ra buôn bán trong ngày lế hội Chợ Gò. Sau nhiều năm bính biến, quân đội Tây Sơn đã rút đi dần. Nơi đây vẫn giữ lễ hội Chợ Gò cho đến bây giờ
Chợ Gò là nơi giao lưu buôn bán của người đân địa phương, đầu xuân tặng nhau lộc nhỏ, chúc tết mọi người, mọi nhà đầu xuân bình an và mạnh khoẻ. Trong lễ hội Chợ Gò còn tổ chức các các trò chơi dân gian đặc sắc, hấp dẫn như: Múa lân, kéo co, đi cà kheo, đạp niu… đặc biệt là giao lưu các điệu võ cổ truyền của vùng đất võ Bình Định, để tưởng nhớ đến việc luyện binh dưới triều Tây Sơn – Nguyễn Huệ.
Hàng năm, bắt đầu từ tờ mờ sáng ngày đầu của năm mới, người dân địa phương khắp nơi lại đổ về Chợ Gò. Là 1 trong 100 chợ nổi tiếng tại Việt Nam nhưng nơi đây không có những sản phẩm cao cấp, thương hiệu đắt tiền như nhiều khu chợ khác. Các sản phẩm được bày bán tại lễ hội Chợ Gò chủ yếu là “sản phẩm địa phương” do cư dân trong vùng tự sản xuất
Nhiều du khách và dân bản địa đến vui chơi lễ hội chợ Gò không chỉ để thưởng thức đặc sản địa phương, mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian. Nơi đây hội tụ đầy đủ các giá trị truyền thống làm nên văn hóa đất võ.
Theo nhiều người dân địa phương huyện Tuy Phước chia sẻ: Đã 100 năm trôi qua, lễ hội chợ Gò chỉ vắng người trong 10 năm vì sợ bom rơi, lạc đạn trong cuộc chiến chống Pháp. Còn lại, Chợ Gò lúc nào cũng đông đúc như vốn dĩ các phiên chợ xưa kia dưới thời Tây Sơn
Có lẽ vì sự độc đáo đã tạo nên nét riêng và độc đáo của khu chợ. Đến năm 2011, Chợ Gò đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam vinh danh là “100 ngôi chợ độc đáo nhất Việt Nam”.