Mộ Hàn Mạc Tử – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Mệnh Bạc
Ghé đến phố biển Quy Nhơn (Bình Định) chắc hẳn nhiều du khách sẽ nhớ đến một nhà thơ vang bóng một thời – Hàn Mặc Tử, bởi đây chính là nơi thi sĩ tài hoa bạc mệnh này sống những ngày tháng cô đơn cùng đớn đau bệnh tật tại làng Phong Quy Hòa và từ đó cho ra đời nhiều áng thơ tình bất hủ. Sau khi mất đi mộ của ông cũng được an táng tại đây, nay thuộc Khu Du Lịch Ghềnh Ráng.
1. Mộ Hàn Mặc Tử tại Ghềnh Ráng Quy Nhơn
Mộ Hàn Mặc Tử được tọa lạc tại một nơi có phong thuỷ rất đắc địa nhất tại thành phố Quy Nhơn. Mộ Hàn Mặc Tử nằm tựa lưng vào núi Xuân Vân mặt hướng ra biển Quy Nhơn là Minh đường và hai bên hai bên có dòng chào Hổ Phụng.
2. Cuộc đời Hàn Mạc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, ông sinh vào 22/9/1912 tại làng lệ Mỹ đồng hới Quảng Bình và ông đã chút hơi thở cuối cùng vào lúc 05h45 sáng vào ngày một 11/11/1940 tại bệnh viện Phong quy Hòa Quy Nhơn hưởng dương 28 tuổi.
Ông được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là một trong những người khởi xướng ra Trường Thơ Loạn hay còn gọi là Thơ Điên.
Là một nhà thơ tài hoa là vậy nhưng ông lại mắc căn bệnh phong quái ác và mất đi khi còn tuổi đời còn rất trẻ – 28 tuổi xuân xanh, điều này đã để lại niềm tiếc nuối khôn nguôi trong lòng nhiều người yêu thơ, các độc giả của ông, và là niềm mất mát to lớn đối với làng thơ Việt Nam lúc bấy giờ.
Ước nguyện sau khi chết đi của ông là được chôn trên đèo Son, nơi lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển. Nhưng đây là khu quân sự thuộc khu vực cấm nên sau khi được chôn cất trong khu mộ của làng phong Quy Hòa, mộ của ông được cải táng đến vị trí tại Gềnh Ráng như hiện nay. Nơi đây cũng hội đủ các yếu tố mà Hàn Mặc Tử ước nguyện.
“Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa” – Trích ca khúc Hàn Mặc Tử, nhạc sỹ Trần Thiện Thanh.
2.1 Hàn Mạc Tử với tình yêu thơ văn
Vào năm 1940 sau khi truốc hơi thở cuối cùng tại bệnh viện quy Hòa, Hàn Mặc Tử được các sơ và các anh em trong gia đình an táng ngày tại khuôn viên của bệnh viện Quy Hòa thành phố Quy Nhơn
Nhưng để rồi 19 năm sau là vào năm 1959 nhà thơ Quách Tấn cùng các anh chị em trong gia đình mới về dời hài cốt của Hàn Mặc Tử về tại vị trí bây giờ, và đây là phần mộ được cải táng lại
Bên trên mộ có đức mẹ Maria dang rộng 2 tay che chở và xoa dịu nỗi đau cho ông, bởi vì gia đình Hàn Mặc Tử là gia đình theo Thiên chúa giáo, và tên thánh của ông là Phê Rô Phanxicô, phần mộ của Hàn Mặc Tử được làm theo vầng trăng khuyết, thứ mà ông yêu thương nhất. Và đó cũng là thứ mà ông hận nhất trong suốt cuộc đời của mình. Hai bên có hai hàng cau được lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là người có dáng thư sinh, nước da trắng và là một con người sống hòa đồng với mọi người, có đức và có tài làm thơ. Cũng chính vì lý do đó Hàn Mặc Tử được rất nhiều những cô gái yêu thương và đem lòng yêu mến.
Tên của các nàng thơ được nhắc tron cuộc đời của Hàn Mặc Tử: Như Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, Ngọc Sương… Rất nhiều nàng thơ đã nhắc qua cuộc đời của ông nhưng trong số những mối tình đó có một mối tình đã được người đời và báo chí nhắc đến nhiều nhất: Đó là mối tình đối với nữ văn sĩ Mộng Cầm, đây là mối tình định mệnh của Hàn Mặc Tử.
2.2 Hàn Mạc Tử cùng tình yêu đôi lứa
Mối tình đầu của Hàn Mặc Tử là ông dành cho một người con gái Huế, bà là có tên Hoàng Thị Kim Cúc chúng ta hay gọi là Hoàng Cúc. Hoàng Cúc là một người con gái của một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, cha bà lúc đó giữ chức giám đốc Sở Đặt Điền ở tại Quy Nhơn.
Hoàng Cúc từ Huế theo cha vào Quy Nhơn sinh sống, Hàn Mặc Tử xin vào làm việc với chức danh Kí Lục ở Sở Đặt Điền, ông gặp gỡ Hoàng Cúc và ông mới thương thầm trộm nhớ và nãy sinh tình yêu với Hoàng Cúc, đó mới chính là mối tình đầu của ông mối tình đầu của ông với sự ngây thơ, trong trắng như một giọt sương Hàn Mặc Tử không dám chạm tay vào vì sợ nó vỡ tan cho nên ông không dám bày tỏ với Hoàng Cúc. Mà ông viết trong bài Hồn Cúc như sau:
Bấy lâu sát ngõ chẳng ngăn tường
không dám sờ tay sợ lắm hương
đêm nay xin áo chỉnh tề quá muốn
Muốn ôm hồn cúc ở trong sương
Sau khi chia tay mối tình đầu Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo đã gặp và yêu Mộng Cầm. Hai người yêu nhau tha thiết lắm để rồi Hàn Mặc Tử rất nhiều lần từ Sài Gòn về Phan Thiết gặp Mộng Cầm, khi Hàn Mặc Tử phát bệnh thì ông từ Sài Gòn về Quy Nhơn để chữa chạy, và Mộng Cầm lúc này đã không về chăm sóc cho Hàn Mặc Tử mà bà ở Phan Thiết và đã lấy chồng.
Khá đau xót cho Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn về Quy Nhơn để chữa bệnh, một căn bệnh mà người đời sợ đó là bệnh phong. Và bị người đời xa lánh nên gọi là bệnh hủi. Bệnh này nó cũng ăn dần từng đốt ngón tay và ngón chân cho nên người ta thường hay gọi đó là bệnh Cùi. Gia đình và xã hội lúc bấy giờ khá kỳ thị với căn bệnh này. Gia đình Hàn Mặc Tử rất sợ bà con hàng xóm hất hũi, nên đã dựng một căn nhà tranh dưới chân núi bà Hỏa để Hàn Mặc Tử sinh sống.
“Trong chốn tiêu sơ ấy một mình Hàn âm thầm nghe Trăng vỡ”. Gia đình đã cố chữa chạy cho Hàn Mặc Tử từ các thầy lang khác nhau, cho ông uống các loại nọc rắn, bò cạp để rồi ruột của ông dần dần bị phá hủy
Đến thời điểm Hàn Mặc Tử không còn sức để đi được nữa thì gia đình mới chuyển hàng ông từ căn chòi lá vào trại Phong quy Hòa để chạy chữa. Lúc này các sơ và các bác sĩ trong bệnh viện Quy Hòa đã thông báo đến gia đình, nếu đưa đến sớm hơn cho việc chữa chạy thì khả năng sẽ cứu sống được ông.
2.3 Hàn Mạc Tử cùng những giây phút cuối đời
Ông nhập viện vào tháng 9/1939 sau hai tháng chữa trị, vào tháng 11/1939 ông đã chút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Quy Hoà và ông mất đi vì bệnh kết lỵ, chứ không phải vì bệnh Phong. Bởi vì bệnh Phong không thể giết người nhanh đến như vậy. Hàn Mặc Tử đã chết vì sự kỳ thị của người đời chứ không phải chết vì bệnh tật
Vào những ngày tháng cuối đời của mình tại trại Phong Quy Hòa, một người bạn thân của Hàn Mặc Tử đã gửi những lá thư tỏ tình của mình đến với Hoàng Cúc tại Huế. Lúc đó Hoàng Chúc mới biết được là ông đã yêu đơn phương mình
Khi biết Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng thì Hoàng Cúc rất đau buồn, muốn chia sẻ những tâm tư của mình đến với Hàn mặc tử bằng cách: Bà mua cho mình một tấm bưu thiếp trong đó có hình mặt trời, không biết là bình minh hay hoàng hôn và viết những lời chia sẻ lên tấm bưu thiếp đó để gửi đến Hàn Mặc Tử nhưng không có ký tên người gởi.
Sau khi nhận được tấm bưu thiếp ông liền lập tức nhận ra ai là người gửi cho mình, và hình ảnh trong tấm bưu thiếp đó ông liền làm ngay một bài thơ gửi cho Hoàng Cúc coi như là món quà đắp từ
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Từ Ghềnh Ráng khi viếng thăm mộ Hàn Mặc Tử chúng ta phải qua chiếc cầu nhỏ bắt qua con suối Tiên để rẽ trái lên đồi Thi Nhân. Con đường dốc đá, cỏ gai và khúc khuỷ gọi là dốc Mộng Cầm, với chừng hơn trăm bậc thang đá. Nơi yên nghỉ của ông là một khoảng đất rộng, bằng phẳng, xung quanh là cây cối xanh tươi. Dưới chân khu vực mộ được bao bọc bởi lớp đá ong nhiều hình thù xếp chồng lên nhau, từ đây có thể phóng tầm nhìn về phía dưới biển xa Quy Nhơn tạo thành một phong cảnh trời mây non nước hữu tình như chính tâm hồn ước nguyện của nhà thơ.
Mộ Hàn Mặc Tử nằm khá khiêm tốn, được dựng theo lối kiến trúc hình khối chữ nhật đơn giản, bề mặt được ốp đá mài bằng phẳng. Phía trước mộ có hình cây thập giá, phía trên là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ dang rộng hai tay với ánh nhìn xuống đầy thương cảm.
Đến thăm mộ Hàn Mặc Tử du khách còn có dịp tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của ông khi ghé thăm căn phòng lưu niệm với nhiều hiện vật quý: bút tích, tập thơ, tài liệu, sách báo, manh chiếu cói, cũng như ảnh của bậc song thân, anh chị em và những nàng thơ của thi nhân…
Viếng thăm Mộ Hàn Mặc Tử, thắp nén nhang cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất, tiếc thương cho một tài năng nhưng số phận hẩm hiu. Những nén nhang mà du khách viếng ông ngày hôm nay để lại chắc hẳn cũng là niềm an ủi lớn lao đối với Hàn Mặc Tử khi lìa đời nằm lại trên mảnh đất xa quê, không được kề cạnh gia đình.
“Trời đất sinh anh sớm đoạn tình xương máu
Câu thơ đau như phận bạc kiếp người
Tài thi tứ nỡ vùi sâu Ghềnh Ráng
Hương cháy trong lòng kẻ thắp mãi không nguôi” – Hoàng Nguyệt Cầm
Nguồn: Tour Quy Nhơn – Ông. Đặng Đa Khoa